Cách bán hàng trên Amazon- Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

Đánh giá post

Bạn là người mới, bạn muốn bán hàng trên Amazon nhưng chưa biết quy trình bán hàng ra sao? Hãy cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trên Amazon.

Thông tin tổng quan

Amazon là một công ty đa quốc gia của , có trụ sở tại Seattle, Washington. Họ kinh doanh rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, truyền phát kỹ thuật số và thương mại điện tử. Tập đoàn này được xem Big Four công nghệ (4 công ty công nghệ lớn nhất) cùng với Facebook, Apple và Google.

Amazon cũng là một sàn thương mai điện tử lớn hàng đầu. Bán hàng trên Amazon là bạn sẽ sử dụng website thương mại điện tử của họ để kinh doanh sản phẩm của mình, không cần phải tốn nhiều công sức xây dựng một trang bán hàng riêng.

Giống như các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… bạn sẽ được thoải mái đăng hàng hoá của mình lên. Nhưng khi bán hàng tại Amazon.com thì nguồn khách hàng sẽ đến từ mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.

aMazon điện tử cực kỳ tiềm năng cho cả người bán lẫn người mua hàng.

cach ban hang tren amazon
Hình minh họa

Đối với người bán hàng

  • Khi phân phối sản phẩm tại Amazon.com, cửa hàng của bạn sẽ tạo được sự tin tưởng hơn trong mắt người tiêu dùng.
  • Tiết kiệm chi phí tiếp cận khách hàng vì có thể tận dụng được một nguồn data khổng lồ của Amazon.
  • Bán hàng không bị giới hạn trong một phạm vi lãnh thổ nhất định.
  • Danh mục sản phẩm bán của Amazon vô cùng phong phú, dễ dàng mở rộng ngành hàng.
  • Liên tục cập nhật những tính năng mới để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn, thúc đẩy hoạt động bán hàng diễn ra một cách nhanh chóng.
  • Có chính sách bảo vệ người bán và người mua, từ đó mọi người có thể tin tưởng nhau hơn.
  • Điều kiện bán hàng trên Amazon là gì?
  • Phải đăng ký bán hàng trên Amazon. Cần cung cấp chính xác địa chỉ, thông tin hàng hóa, thời gian giao hàng và cũng như hãng vận chuyển. Hình ảnh bản quyền, hình ảnh thực, chi tiết sản phẩm.
  • Cần nắm được các hình thức vận chuyển, các khoản phí xuất nhập khẩu hàng hóa và thời gian vận chuyển cho 1 đơn hàng. Người mua chỉ nhận hàng và sẽ không trả bất cứ khoản phí phát sinh.
  • Hiểu rõ các khoản phụ phí như phí vận chuyển, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt,…và khi có yêu cần xuất VAT thì phải thực hiện đầy đủ.
  • Nên trau dồi tiếng Anh, vì bạn sẽ phải giao tiếp với nhiều người trên thế giới.
  • Phải trả lời người mua nhanh chóng trong vòng 24h.
cach ban hang tren amazon 1
Hình minh họa

Quy trình bán hàng trên Amazon

Bước 1: Nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm phù hợp

Nếu bạn có sản phẩm kinh doanh thì chỉ cần đăng kí, rồi kinh doanh, còn trường hợp chưa có sản phẩm bạn cần nghiên cứu, lựa chọn phù hợp. Sản phẩm có nguồn tốt, giá thành cạnh tranh, chất lượng sẽ là một lợi thế.

Bước 2: Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN cho hàng hóa

Khi đã chốt được ngành hàng tiềm năng, cần có thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút được sự quan tâm của người dùng đến với cửa hàng hơn.

Ngoài ra, để hàng hóa lưu hành quốc tế thì nó cần có barcode quốc tế GTIN. Đây là mã nhận dạng hàng hóa quốc tế, phân biệt nó với những sản phẩm khác và chúng được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Một số  GTIN nhận dạng thông dụng trên thế giới

  • FNSKU (Fulfillment Network Stock Keeping Unit): là một mã quản lý dành riêng cho sản phẩm bán trên Amazon FBA. Mã này khi nhà bán hàng đăng sản phẩm và sử dụng dịch vụ FBA thì Amazon sẽ cấp mã này cho người bán.
  • EAN (European Article Number): ở các nước châu Âu thì đây được sử dụng làm mã hàng hoá. Nó bao gồm 13 chữ số.
  • JAN (Japanese Article Number): JAN là mã hàng hóa dùng cho hàng thương mại ở thị trường Nhật, gồm từ 8 – 13 chữ số.
  • UPC (Universal Product Code): là mã ID định dạng hàng hóa tiêu chuẩn được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ. UPC có thể mua từ GS1 (Hiệp hội mã số châu Âu) và chuyển thành mã vạch để dán lên sản phẩm.
  • ISBN (International Standard Book Number): là mã ID hàng hóa chuyên dùng cho mặt hàng sách. Thường liên quan với ngày xuất bản của nó. Có hai loại chính là 10 chữ số hoặc dãy 13 chữ số.

Bước 3: Lựa chọn tài khoản bán hàng

Sau khi chọn được một mặt hàng tiềm năng, người bán cần phải lựa chọn tài khoản bán hàng cho mình. Có 2 loại tài khoản bán hàng trên Amazon:

  • Gói bán hàng chuyên nghiệp (Professional) : Phí duy trì tài khoản: $39.99/tháng.
  • Gói bán hàng cá nhân (Individual)” Không bị tính phí $39.99/tháng

Bước 4: Đăng ký tài khoản bán hàng

Đây là một quá trình không phải đơn giản và yêu cầu qua nhiều quá trình xác minh

cach ban hang tren amazon 2
Hình minh họa

Bước 5: Bắt đầu bán hàng

Sau khi đã tạo xong tài khoản bán hàng trên Amazon , tiến hành chọn 2 hình thức chính:

  • FBA  (Fulfillment by Amazon): Hình thức này được tạo ra để hỗ trợ các nhà bán hàng nhỏ lẻ, cũng như nâng cao chất lượng phục vụ cho người mua hàng. Với cách này, bạn chỉ cần gửi hàng tới kho của Amazon. Tại đây, sản phẩm sẽ được lưu kho và bảo quản tốt nhất. Khi có đơn hàng phát sinh thì sẽ có bộ phận phân loại, đóng gói và chuyển hàng tới cho người mua. Amazon cũng đảm nhiệm luôn công tác chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng.
  • FBM (Fulfillment by Merchant): Đây là hình thức mà đơn hàng sẽ được xử lý bởi bên thứ 3 chứ không phải là Amazon. Lúc này, người bán sẽ có trách nhiệm lưu kho, đóng gói hàng hoá và gửi bưu kiện đó đến tay khách mua hàng.

Một số thông tin chia sẻ về cách bán hàng trên Amazon, hi vọng hữu ích.

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.