Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng trên Shopee ra 1000 đơn

5/5 - (1 bình chọn)

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee sao cho hiệu quả, cùng tham khảo một số chia sẻ kinh nghiệm bán hàng trên shoppe dưới đây.

Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee

Là nên tảng thương mại điện tử hàng đầu, Shopee có vai trò kết nối giữa người mua và người bán, giúp hoạt động mua sắm trở nên an toàn, đơn giản và tiện lợi.

Lý do khách hàng chọn lựa bán hàng trên Shopee

  • Shopee được thiết kế với giao diện trực quan và thân thiện. Đối với người dùng, thao tác thiết lập tài khoản, tìm kiếm sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, chốt đơn và thanh toán được thực hiện dễ dàng.
  • Shopee là người dùng có thể đăng ký bán hàng và bắt đầu kinh doanh miễn phí. Điều này đồng nghĩa bạn không phải chuẩn bị giấy phép hay yêu cầu chứng minh hàng hóa. Song song đó, Shopee còn có tính năng và công cụ hỗ trợ như livestream trực tiếp, với mức giá 0 đồng giúp bạn khởi đầu ở ngân sách hoàn toàn tiết kiệm.
  • Shopee cam kết đồng hành và hỗ trợ người bán tích cực, thông qua đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, có nhiều hình thức xử lý thắc mắc…
  • Là sàn thương mại có nhiều ưu đãi hấp dẫn, không chỉ thu hút khách hàng tiềm năng, mà còn gia tăng độ nhận diện, tăng doanh thu tối ưu.

Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee giúp thu về nghìn đơn mỗi ngày

kinh nghiem ban hang shopee
Hình minh họa

Lựa chọn sản phẩm phù hợp khi kinh doanh Shopee

Để kinh doanh trên Shopee thuận lợi, cần lựa chọn sản phẩm phù hợp, bạn có thể lựa chọn các mặt phổ thông như quần áo, đồ ăn, thức uống, nước rửa xe… hoặc chọn lựa những dòng sản phẩm ngách như đồ big size, thực phẩm giảm cân…

Mô tả sản phẩm chi tiết, hấp dẫn

Để thu hút khách hàng và tăng tỷ lệ CTR (Click Through Rate), nhà kinh doanh nên đặt tiêu đề hấp dẫn, kết hợp thông tin mô tả chi tiết. Ví dụ nước rửa xe SIÊU SẠCH…Ngoài ra, còn có một số gợi ý từ Shopee khi đặt tiêu đề cho sản phẩm, điển hình như “Giá Hủy Diệt”, “Sale Sập Sàn”, “100%Chính Hãng”, giúp khách hàng có niềm tin và lựa chọn mặt hàng của bạn nhiều hơn.

Đầu tư hình ảnh cho gian hàng trên Shopee

Hình ảnh chỉnh chu,  tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, giúp khách hàng có thiện cảm, cũng như truy cập nhiều hơn vào gian hàng của bạn. Một số tiêu chuẩn để thiết kế gian hàng trực quan, thu hút và sống động bao gồm:

Đầu tư hình ảnh chất lượng cao. Thay vì sử dụng ảnh có sẵn trên mạng ,hãy ưu tiên hình ảnh thực tế, để gia tăng niềm tin của người xem, cũng như thúc đẩy bán hàng hiệu quả.

Tập trung đa dạng khía cạnh của sản phẩm.

Đính kèm video quay trực tiếp sản phẩm.

Lựa chọn màu nền giúp nổi bật ưu điểm của sản phẩm.

Tăng cường chỉ số đánh giá của gian hàng

Chỉ số đánh giá là tiêu chí quan trọng để khách hàng cân nhắc, lựa chọn sản phẩm của bạn. Do đó, nhà kinh doanh nên tương tác thường xuyên với người mua, sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh, thiết lập số lượng tồn kho phù hợp, đồng thời chủ động gợi ý, tư vấn nhiệt tình giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời khi mua sắm.

kinh nghiem ban hang shopee
Hình minh họa

Chăm sóc khách hàng 24/7

  • Hãy phân bổ nhân sự hợp lý, để theo dõi, xử lý thắc mắc của khách hàng trong bình luận và tin nhắn sớm nhất.
  • Trong quá trình chốt đơn, hãy thường xuyên tư vấn, lắng nghe khách hàng và hỗ trợ trong phạm vi khả năng.
  • Đối với sản phẩm lỗi hoặc sai mẫu mã, bạn nên hướng dẫn quy trình đổi trả hàng hóa chi tiết.
  • Nếu đơn hàng chậm trễ (do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan), bạn nên liên hệ với đơn vị vận chuyển để xử lý nhanh chóng cho người mua.

Tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi

Tùy vào chiến lược kinh doanh, bạn nên áp dụng chương trình ưu đãi linh hoạt, bao gồm Flash Sale, cung cấp mã giảm giá, kết hợp chính sách hỗ trợ từ Shopee hoặc miễn phí vận chuyển, để gia tăng số lượt mua sắm đáng kể. Bên cạnh đó, cập nhật thông tin trên website, mạng xã hội (Zalo, Facebook, Instagram) để mở rộng và tiếp cận thêm người mua, bạn nhé!

Kiểm tra và đóng gói hàng hóa cẩn thận

Chú ý đến khâu đóng hàng, cần chọn thùng/hộp đựng có kích cỡ phù hợp với sản phẩm. Chú ý, không sử dụng thùng carton ướt, rách và mỏng để đóng gói hàng hóa. Đậy kín và cố định hàng bằng kéo dán, bóng xốp…Ẩn nội dung của kiện hàng, để ngăn chặn trường hợp trộm/cắp sản phẩm giá trị.

Cập nhật sản phẩm và quản lý hàng tồn kho

Cần phải thường xuyên bổ sung, cập nhật sản phẩm mới nhất, quản lý hàng tồn kho chặt chẽ, để hạn chế số lượng không tương xứng, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Tối ưu công cụ tìm kiếm trên Shopee

Nên tập trung xác định từ khóa, bằng cách sử dụng Google Trends hoặc Google Keyword Planner. Sau đó, xây dựng nội dung mô tả bao gồm từ khóa chính, từ khóa phụ và thông tin chi tiết hấp dẫn để khách hàng nắm rõ sản phẩm, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm, chốt đơn hiệu quả.

Tuân thủ quy định nghiêm ngặt của Shopee

Cần tuân theo chính sách được Shopee quy định. Một trong những trường hợp vi phạm phổ biến là tự lập nick ảo, tự mua hàng và đánh giá, dẫn đến nhà kinh doanh bị vô hiệu hóa tài khoản vĩnh viễn.

kinh nghiem ban hang shopee
Hình minh họa

Sử dụng tính năng livestream của Shopee

Livetream bán hàng trên Shopee thường xuyên, điều này thúc đẩy tỷ lệ chốt đơn trong thời gian thực, tăng mức độ nhận diện thương hiệu và qua đó, gia tăng lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.

Kết hợp sử dụng Shopee trong hệ thống bán hàng đa kênh

Kết nối với đa sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiki.

Thực hiện bài bản, cũng như cập nhật liên tục số liệu báo cáo tổng thể, số lượng hàng tồn kho và quản lý đơn hàng.

Giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về tính hiệu quả của mỗi kênh, đưa ra quyết định và định hướng thay đổi hợp lý, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một số thông tin chia sẻ về kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.