Bạn là một “tín đồ” mê thời trang, muốn thử sức với thị trườn đầy tiềm năng này. Nhưng chỉ có đam mê hay sở hữu nguồn vốn thôi thì chưa đủ để bạn có thể “moi tiền” từ túi khách hàng.Vì vậy hãy tham khảo ngay Kinh nghiệm kinh doanh thời trang trong bài viết này trước khi quyết định dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh này nhé!
Kinh nghiệm kinh doanh thời trang “hái ra tiền”

Hiện nay, các cửa hàng kinh doanh thời trang mọc lên rất nhiều như “nấm sau mưa”, nhưng có những cửa hàng tồn tại lâu dài còn có những cửa hàng phá sản chỉ trong vài tháng mở cửa. Vậy để kinh doanh thành công, bạn cần lập kế hoạch kinh doanh thời trang chi tiết.
Lập kế hoạch kinh doanh shop bán quần áo
Xác định mô hình kinh doanh
Định hình mô hình kinh doanh là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch kinh doanh thời trang. Từ việc chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, bạn sẽ định hướng được nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm tới để có thể triển khai những hoạt động thu hút nhóm khách hàng đó.
Hiện nay, thị trường có đa dạng các mô hình kinh doanh quần áo cho các chủ shop lựa chọn, bao gồm kinh doanh thời trang bán lẻ, bán buôn, nhượng quyền thương hiệu,… Bên cạnh đó, có mô hình kinh doanh thời trang thiết kế, thời trang Việt Nam xuất khẩu hoặc thời trang may sẵn.
Mô hình kinh doanh thời trang hiện nay cũng có thể chia thành 2 loại là: kinh doanh thời trang offline và kinh doanh online.Thông thường khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên chọn hình thức kinh doanh online để tiết kiệm chi phí. Sau một thời gian kinh doanh online ổn định thì bạn có thể mở rộng sang cửa hàng offline để tăng thêm doanh thu.
Sau khi xác định mô hình kinh doanh, bạn cần tiến hành nghiên cứu và khảo sát thị trường, tìm kiếm tệp khách hàng mục tiêu cho shop thời trang.
Nghiên cứu thị trường thời trang
Dưới đây là một số nội dung cần tiến hành khảo sát khi mở cửa hàng thời trang:
- Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh thời trang khác nhau, chủ shop cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính của mình.
- Khảo sát cách thức hoạt động và tình trạng kinh doanh của các cửa hàng thời trang trong khu vực sẽ giúp chủ shop hiểu rõ hơn về thị trường thời trang và những thách thức mà mình sẽ phải đối mặt.
- Xu hướng thời trang luôn thay đổi liên tục, vì vậy bạn cần cập nhật xu hướng thịnh hành nhất để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Người Việt Nam có những sở thích và thói quen mua sắm khác nhau, vì vậy trước khi mở cửa hàng bạn cần hiểu rõ những yếu tố này để có thể đưa ra các chiến lược marketing phù hợp.
- Bạn cần tiến hành phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho shop quần áo của mình.
Xác định tập khách hàng mục tiêu mà shop hướng tới là ai?

Nhu cầu thị trường thời trang là rất lớn. Tuy nhiên, để mở shop thời trang phục vụ cho tất cả khách hàng là điều không mấy khả thi và cũng không nên thực hiện.
Thay vào đó, chúng ta hãy tận dụng nguồn lực để tập trung vào một tệp khách hàng nhất định thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Do đó, sau khi biết được mình muốn bán mặt hàng nào, cần xác định rõ sẽ bán cho ai? Độ tuổi bao nhiêu? Họ là học sinh, sinh viên, dân công sở hay nội trợ?
Bước xác định khách hàng mục tiêu rất quan trọng vì nó sẽ chi phối gần như toàn bộ các hoạt động sau này như: Số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược marketing, cách trang trí shop thời trang…
Tìm kiếm nguồn nhập hàng chất lượng
Khi đã xác định được tệp khách hàng mục tiêu và mô hình mình sẽ kinh doanh thì chủ shop sẽ bắt tay vào tìm kiếm nguồn hàng để phục vụ cho việc mở shop.
Hiện nay nguồn hàng thời trang trên thị trường vô cùng đa dạng về giá cả cũng như mẫu mã, bạn có thể nhập trực tiếp hoặc nhập online từ trong nước đến nước ngoài dễ dàng.
Một số địa điểm có nguồn hàng thời trang lớn được nhiều chủ buôn lựa chọn như:
- Khu vực phía Bắc: Chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân, nhập trực tiếp hàng từ Quảng Châu Trung Quốc…
- Khu vực phía Nam: Chợ Lớn, chợ An Đông, Chợ Bến Thành, Chợ Tân Bình…
- Nguồn hàng online: Bạn có thể nhập hàng thông qua Taobao, Tmall, 1688…và sử dụng dịch vụ vận chuyển trong nước để đặt hàng và nhận hàng tại nhà bất kể số lượng bao nhiêu mà bạn mong muốn.
- Ngoài ra, bạn có thể đặt hàng từ các xưởng may chuyên gia công trong nước
- Làm đại lý kinh doanh các sản phẩm quần áo độc quyền của các thương hiệu thời trang lớn như: Owen, Gumac, Aristino,…
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kinh doanh thời trang mà các chủ shop lớn chia sẻ, thời gian đầu bạn nên đến tận nơi để trực tiếp xem nguồn hàng và lấy hàng để giảm thiểu rủi ro hàng lỗi hay hàng kém chất lượng.
Chọn địa điểm mở shop quần áo
Địa điểm mở cửa hàng quyết định rất lớn đến số lượng khách hàng sẽ gé shop. Một kinh nghiệm kinh doanh thời trang được đúc kết từ nhiều chủ shop thành công cho thấy bạn nên chọn các địa điểm kinh doanh đáp ứng các yếu tố sau:
- Shop thời trang ở gần các trung tâm lớn
- Ở khu vực đông dân cư
- Ở nơi có cơ sở hạ tầng tốt
- Mở cửa hàng ở khu vực giao thông thuận lợi, có chỗ để xe cho khách hàng
- Nếu đối tượng khách hàng bạn nhắm tới là sinh viên thì địa điểm thuận lợi nhất là ở những khu vực gần khu ký túc xá, khu trọ, trường đại học..

Dự trù kinh phí khi mở shop thời trang
Lời khuyên từ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh thời trang cho biết, bạn chỉ nên bỏ ra 50% số vốn mình đang có để lấy hàng đợt đầu tiên nhằm tránh các rủi ro khi mở shop quần áo.
Không nên mạo hiểm nhập hàng với toàn bộ số tiền mình đang có, luôn phải có vốn dự phòng để xoay sở nếu có rủi ro đáng tiếc xảy đến.
Tiền mở cửa hàng thời trang
Với các shop bán hàng online, vốn kinh doanh sẽ dao động trong khoảng từ 30 đến 65 triệu, bao gồm tiền nhập hàng và marketing online.
Còn với các cửa hàng truyền thống, số vốn sẽ cao hơn, ước tính số vốn ban đầu nằm trong khoảng 65 đến 90 triệu để thuê mặt bằng, trang trí shop, nhập hàng, marketing…
Phần mềm quản lý bán hàng

Để chuyên nghiệp hơn trong việc bán hàng và quản lý cửa hàng, bạn nên sử dụng thêm phần mềm quản lý để giúp hệ thống hóa toàn bộ nghiệp vụ trong cửa hàng.
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm như: BePOS, Kiotviet, HaraRetail, Sapo…
Thiết kế bên trong cửa hàng
Thiết kế nội thất: Cần sắm các móc treo, giá kệ thời trang, đèn chiếu ánh sáng…Nên trang trí thật bắt mắt và tập trung đầu tư nhiều vào khu trưng bày sản phẩm, càng long lanh càng tốt sẽ thu hút được mắt nhìn của khách hàng.
Thiết kế ngoại thất: In 1 số hình ảnh có liên quan tới thời trang treo trên từng khu vực trưng bày sản phẩm cho sinh động.
Những thủ tục pháp lý cần thiết
Cho dù quy mô kinh doanh cửa hàng nhỏ hay lớn chủ shop cũng cần hoàn thiện các thủ tục đăng ký kinh doanh.
Nếu cửa hàng của bạn sử dụng trên 10 lao động thì buộc phải đăng ký mở doanh nghiệp. Nếu dưới 10 lao động thì có thể đăng ký mở doanh nghiệp hoặc kinh doanh hộ gia đình đều được.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp bạn cần thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh bạn có thể liên hệ đăng ký tại các cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện.
Những điều cần chú ý khi bán quần áo để không thua lỗ

Bên cạnh những kinh nghiệm kinh doanh thời trang đã được tổng hợp ở bên trên, các chủ cửa hàng cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Hạn chế nhập quá nhiều hàng để giảm thiểu tình trạng tồn kho do quần áo không còn phù hợp với xu hướng thời trang hiện tại.
- Tránh bán các mặt hàng quần áo mang tính đại trà. Bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường để lựa chọn những mẫu mã độc lạ mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác cùng ngành.
- Đừng áp dụng chiêu trò sale giả vì người tiêu dùng rất dễ dàng nhận ra và bạn sẽ bị mất đi một lượng khách hàng lớn.
- Nên có chương trình chăm sóc khách hàng để giữ chân khách hàng vào những lần mua hàng sau.
Một số thông tin chia sẻ về Kinh nghiệm kinh doanh thời trang, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết.