Bộ chế hoà khí ô tô là gì? Đâu là phương pháp sử dụng bộ chế hoà khi ở ô tô một cách đúng nhất? Đây là những câu hỏi thường gặp nhất đối với những ai quan tâm về ô tô nói chung và sửa chữa ô tô nói riêng. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng TAHICO tìm hiểu về cách sử dụng bộ chế hoà khí ở ô tô một cách đúng nhất nhé.
Bộ chế hoà khí ô tô là gì?
Nhiệm vụ chính của bộ chế hoà khí đó chính là giúp pha trộn không khí và nhiên liệu theo một tỉ lệ thích hợp với từng loại ô tô. Nhiên liệu sao khi đi qua máy hoà khí sẽ được dùng để cung cấp cho động cơ. Vì thế biết được cách sử dụng bộ chế hoà khí ở ô tô giúp bạn vận hành xe một cách dễ dàng.
Cách sử dụng bộ chế hoà khí ở ô tô
Để sử dụng bộ chế hoà khí ở ô tô một cách đúng đắn, bạn cần nắm rõ 2 quy tình chính, một là điều chỉnh tỉ lệ không khí, hai là điều chỉnh tốc độ không tải. Dưới đây là 10 bước giúp bạn sử dụng bộ chế hoà khí ở ô tô đúng cách.
5 bước điều chỉnh tỉ lệ không khí và nhiên liệu
Bước 1: Tháo bộ lọc không khí
Bước đầu tiên khi sử dụng bộ chế hoà khi ở ô tô là bạn cần tắt máy và mở nắp capo rồi mới tháo bộ lọc khí để thấy bộ chế hòa khí. Tuy nhiên, với những dòng xe và đời xe khác nhau thì bộ hòa khí có thể ở vị trí khác nhau nhưng hầu hết đều ở dưới bộ lọc không khí.
Bước 2: Xác định vít điều chỉnh của bộ chế hòa khí
Thông thường, bộ chế hòa khí sẽ có hai con vít điều chỉnh ở mặt trước với tác dụng điều chỉnh hỗn hợp không khí và nhiên liệu. Hai con vít này thường có có hình dáng giống vít đầu dẹt nên bạn có thể sử dụng tua vít để tháo lắp và điều chỉnh khí. Xác định được vị trí vít điều chỉnh là điều vô cùng quan trọng khi sử dụng bộ chế hoà khi ở ô tô.
Bước 3: Nổ máy và làm nóng đến nhiệt độ bình thường
Kiểm tra nhiệt độ của động cơ dựa trên taplo, có thể nghe ngóng âm thanh để nhận định. Ví dụ, xe khi thiếu xăng ở tốc độ vòng tua cao sẽ phát ra tiếng kêu khá lớn, lúc nào bạn cần thêm xăng cho động cơ. Khi động cơ thừa xăng, âm thanh phát ra không bình thường và ngửi thấy mùi xăng sống, bạn cần điều chỉnh rút bớt xăng xuống.
Bước 4: Điều chỉnh các vít đều nhau
Các vít điều chỉnh bộ chế hòa khí cần được vặn đều cho đến khi động cơ vận động trơn tru nhất.
Dù lượng xăng trong động cơ là ít hay nhiều thì bạn cũng cần hạ hỗn hợp khí xuống bằng việc vặn cả hai vít chậm rãi ¼ vòng 1 lần ngược chiều kim đồng hồ đến khi động cơ hoạt động ổn định thì dừng lại.
Việc điều chỉnh hỗn hợp khí không đơn giản, đòi hỏi bạn phải tập trung lắng nghe tiếng máy động cơ. Hỗn hợp khí nghèo sẽ phát ra âm thanh “lạch cạch”, khi đó bạn hãy tiếp tục vặn vít đến vị trí phù hợp.
Bước 5: Lắp lại bộ lọc không khí
Sau khi chọn được vị trí của bộ chế hòa khí thích hợp, bạn hãy đặt bộ lọc không khí vào vị trí ban đầu trước khi chạy xe.
Tuy nhiên, nếu bạn cần điều chỉnh tốc độ không tải thì không nên đặt bộ lọc khí lại vị trí cũ ngay lập tức. Vậy điều chỉnh tốc độ không tải như thế nào cho đúng? Nó có tác động gì đến sử dụng bộ chế hoà khi ở ô tô?
5 bước điều chỉnh tốc độ không tải
Bước 1: Xác định vị trí vít điều chỉnh tốc độ không tải
Tại bộ chế hòa khí có một sợi dây cáp, một đầu nối với bàn đạp ga và đầu còn lại nối với bướm ga. Phần bướm ga sẽ được điều khiển qua bàn đạp ga trong cabin. Ngoài ra nó còn có một con vít điều chỉnh hỗn hợp hòa khí không tải với chức năng giới hạn nhiên liệu vào trong buồng đốt.
Bước 2: Nổ máy và làm nóng đến nhiệt độ bình thường
Một bước vô cùng quan trọng khi sử dụng bộ chế hoà khi ở ô tô là bạn cần nổ máy động cơ một thời gian để máy nóng lên ở nhiệt động bình thường. Điều này giúp cho chất liệu làm nên động cơ giãn nỡ để bạn có thể siết ốc một cách phù hợp.
Bước 3: Điều chỉnh vít không tải chặt lại
Bạn cần vặn nửa vòng theo chiều kim đồng hồ và kết hợp lắng nghe tiếng động cơ. Với mỗi loại xe sẽ có một mức giới hạn với chế độ không tải khác nhau, bạn có thể tham khảo sổ tay hướng dẫn đều điều chỉnh tốc độ của động cơ cho phù hợp nhất.
Bước 4: Phát hiện âm thanh bất thường của động cơ
Sẽ mất từ 30 giấy đến 1 phút để động cơ có thể thích ứng với những thay đổi khi điều chỉnh nên bạn cần điều chỉnh nhẹ nhàng và tập trung lắng nghe tiếng động cơ.
Bước 5: Lắp lại bộ lọc không khí
Sau khi điều chỉnh chế độ không tải bạn hãy tắt máy và lắp đặt lại bộ lọc không khí vào ví trí ban đầu. Vậy là bạn đã nắm được cách sử dụng bộ chế hoà khi ở ô tô với 10 bước trên.
Biết cách sử dụng bộ chế hoà khi ở ô tô là điều vô cùng quan trọng. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách sử dụng bộ chế hòa khí ở xe ô tô, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc.