Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh quán cafe từ A-Z

Với thị trường đồ uống ngày càng phát triển, không ít các bạn trẻ chọn khởi nghiệp kinh doanh quán cafe. Vậy mở một quán cafe nhỏ cần chuẩn bị những gì? Định hướng ra sao? Vận hành như thế nào? Tahico sẽ chia sẻ những kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh quán cafe từ A-Z được đúc kết từ các chủ cửa hàng cafe lớn trên cả nước trong bài viết dưới đây nhé!

Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh quán cafe từ A-Z

Xác định thị trường kinh doanh cà phê

Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh quán cafe từ A-Z
Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh quán cafe từ A-Z

Mở quán cafe cần đầu tư nghiêm túc tiền bạc và thời gian. Đầu tiên bạn cần dành thời gian để tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng các kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh quán cafe từ những người đi trước, xem lý do vì sao họ lại thành công hay thất bại từ đó tìm ra phương thức kinh doanh phù hợp.

Để thực hiện nghiên cứu thị trường mở quán cà phê bạn cần quan tâm tới hai yếu tố chính là: khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.

Xác định được tệp khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn định hình được hình thức kinh doanh, màu sắc chủ đạo và thiết kế không gian quán sau này.

Ngoài ra đối tượng khách hàng, tần suất đến quán, hay thói quen của khách cũng giúp bạn từng bước xác định được quy mô quán cà phê.

Một số thông tin về khách hàng bạn có thể tham khảo:

  • Đối tượng khách sử dụng café: Thường là nam/nữ, độ tuổi từ 16-39 tuổi
  • Tần suất uống cà phê: khoảng 2 lần/ tuần
  • Thời điểm uống cà phê: Buổi sáng trước khi làm, buổi trưa, buổi tối sau khi tan làm và các ngày cuối tuần nhu cầu uống café sẽ tăng cao.
  • Thông thường giá café ở các quán bình dân giao động từ 10.000đ-25.000đ/1 ly, còn ở các quán cà phê chuỗi thì giá từ 40.000đ-60.000đ

Ngoài nghiên cứu đối tượng khách hàng thì đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố bạn cần phải quan tâm tới. Bạn hãy khảo sát xem những quán cà phê “hút khách” đang kinh doanh gì? Họ có gì độc đáo? Yếu tố nào giúp quán đông khách?

Từ các thông tin đó, bạn dễ dàng tìm ra thị trường ngách cho riêng mình hoặc khắc phục được những yếu điểm của đối thủ để quán bạn tốt hơn.

Chọn địa điểm đặt quán cafe

Địa điểm là yếu tố quyết định 30% đến sự kinh doanh thành công của quán café. Trước khi đưa ra quyết định chọn mặt bằng hãy xem xét và phân tích các vấn đề sau:

  • Vị trí mở quán café có đủ rộng hay không?
  • Có dễ để khách hàng tìm thấy địa điểm không?
  • Có chỗ đậu xe không?
  • Khu vực đó tập trung nhân viên văn phòng, sinh viên hay học sinh?
  • Tần suất khách qua lại địa điểm đó nhiều hay không?
  • Có nhiều quán cà phê cạnh tranh xung quanh không?

Vị trí mặt bằng đẹp, phù hợp để kinh doanh quán cà phê là các khu vực gần văn phòng công ty, doanh nghiệp, ngã tư, trường học, trung tâm thương mại, khu dân cư đông đúc…

Thông thường thuê mặt bằng giá giao động tư 7tr-100 triệu/1 tháng tùy thuộc vào diện tích, vị trí thuê…

kinh-nghiem-khoi-nghiep-kinh-doanh-quan-cafe-2
Hình minh họa

Hoàn tất giấy tờ, thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe

Việc kinh doanh quán café cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Tùy theo quy mô quán cà phê của bạn, về cơ bản để mở một quán cà phê bạn cần chuẩn bị các thủ tục và giấy tờ như sau:

  • Giấy phép kinh doanh lĩnh vực quán cafe.
  • Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Xác định những loại thuế bạn phải nộp theo quy định của nhà nước.

Tìm địa chỉ cung cấp nguồn cà phê chất lượng

kinh-nghiem-khoi-nghiep-kinh-doanh-quan-cafe-3
Nguồn cà phê chất lượng

Để kinh doanh quán café thành công, bạn cần tìm kiếm nhà cung cấp nguồn cà phê chất lượng, đáng tin cậy phù hợp với mục tiêu kinh doanh của quán bạn.

Theo kinh nghiệm của những người đi trước khuyên bạn nên liên lạc với các nhà cung cấp đề nghị họ gửi cho bạn các mẫu café rang say nguyên chất để bạn test thử chất lượng trước khi quyết định nhập số lượng lớn.

Lên danh sách vật dụng cần thiết khi mở quán cafe

kinh-nghiem-khoi-nghiep-kinh-doanh-quan-cafe-4
Vật dụng cần thiết khi mở quán cafe

Tùy theo hình thức kinh doanh của quán bạn đang xây dựng mà có cách trang bị vật dụng khác nhau.

  • Nếu bạn kinh doanh quán cà phê hiện đại, bạn nên đầu tư các máy pha bằng áp suất, các dụng cụ pha Syphon…
  • Tuy nhiên khi bạn kinh doanh quán cà phê truyền thống, bạn chỉ cần chú ý về phin cafe và các vật dụng đơn giản hơn.

Ngoài việc trang bị các dụng cụ, vật dụng đặc trưng theo từng mô hình quán cà phê, thì những vật dụng sau đây là không thể thiếu.

  • Tủ lạnh
  • Máy pha cà phê
  • Máy xay cà phê
  • Máy dập ly mang về
  • Dàn âm thanh.

Thông thường, chi phí đầu tư cho các máy móc trong quán từ 25-100 triệu đồng tùy vào chất lượng máy và số lượng. Nếu không có đủ vốn, bạn cần cân nhắc mua những thiết bị quan trọng trước và sau đó bổ sung sau.

Trang trí tiệm cà phê

Không gian quán café là một trong những yếu tố giúp thu hút khách hàng và là lý do để họ quay trở lại vào những lần tiếp theo.

Tùy thuộc vào nhóm đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến, sẽ có cách bài trí quán khác nhau như: Phong cách hiện đại, gần gũi thiên nhiên, hoài cổ, thủ phủ…

Trong khâu thiết kế, trang trí tiệm cafe bạn cần quan tâm đến việc sắp xếp vị trí, chức năng của từng khu vực, lựa chọn màu sắc, đồ nội thất cho quán, lắp đặt biển hiệu, trang trí không gian quán.

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo thuê dịch vụ thiết kế với giá giao động vào khoảng 5-6 triệu đồng/m2 để có không gian quán đẹp, thu hút khách.

Thiết kế menu

Menu là danh sách gồm các loại đồ uống mà quán của bạn hiện có, tuy nhiên đừng để nó quá dài dễ khiến cho khách hàng thêm rối trí khi chọn món. Hãy sắp xếp các món theo từng mục, cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhất nhưng với menu ngắn gọn nhất.

Công thức định giá chung cho các món trong menu là giá cuối cùng không vượt quá 30% giá nguyên vật liệu, nhân công, điện, nước, wifi và những thành phần phụ trợ tạo nên đồ uống.

kinh-nghiem-khoi-nghiep-kinh-doanh-quan-cafe-5
Thiết kế menu

Thuê nhân viên

Đặc thù của kinh doanh quán cafe nằm ở chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Vì thế, bạn cần xây dựng cho quán của mình một quy trình đào tạo nhân viên từ cách chào hỏi, giới thiệu đồ uống, phục vụ và giải đáp thắc mắc của khách hàng…sao cho thân thiện, thu hút được cảm tình của khách.

Tùy theo mô hình của quán cà phê mà thuê các vị trí nhân viên sẽ khác nhau. Thông thường các vị trí cần tuyển bao gồm:

  • Nhân viên phục vụ
  • Nhân viên pha chế
  • Nhân viên thu ngân
  • Bảo vệ

Lập kế hoạch marketing quán

Có rất nhiều cách để thực hiện việc marketing cho quán café của bạn như: Phát tờ rơi, quảng cáo các kênh online như: Facebook, Instagram, Now, Foody, Youtube….Hoặc sử dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân để tiếp thị cho quán cà phê của bạn.

Bên cạnh đó, bạn hãy đặt cho quán cà phê một câu Slogan hoặc đặt ra tiêu chí hoạt động. Từ đó, mỗi khi khách hàng nhắc đến quán cà phê của bạn, họ sẽ nghĩ ngay đến sự riêng biệt mà bạn tạo ra.

Một số chia sẻ về Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh quán cafe, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trên chặng đường kinh doanh sắp tới.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x