Công suất tiêu thụ là một đại lượng nhận được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng khi mua các thiết bị điện gia dụng. Mọi người thường muốn tính công suất tiêu thụ để biết được độ tiêu hao năng lượng điện của các thiết bị đó nhiều hay ít. Có rất nhiều cách tính công suất tiêu thụ điện mỗi cách tính lại sử dụng những đại lượng khác nhau. Hãy cùng TAHICO tìm hiểu về các đại lượng trong công thức tính công suất điện tiêu thụ qua bài viết hôm nay nhé.
Công suất tiêu thụ điện
Công suất tiêu thụ điện còn có tên gọi khác là công suất điện là đại lượng thể hiện cho tốc độ tiêu tốn năng lượng điện của một mạch điện hay thiết bị điện. Vì thế có thể hiểu rằng, một thiết bị điện có công suất tiêu thụ càng nhỏ thì sẽ tốn ít năng lượng điện hơn và ngược lại.
Thông thường khi mua các thiết bị điện, bạn sẽ không cần phải tính công suất tiêu thụ vì nó thường được thể hiện sẵn trên nhãn năng lượng hoặc tem sản phẩm.
Ý nghĩa các đại lượng trong công thức tính công thức điện
Có rất nhiều cách tính công suất tiêu thụ khác nhau. Mỗi cách tính sẽ có cần đến những đại lượng khác nhau tuỳ vào đó là mạch điện hay thiết bị gì. Dưới đây là các đại lượng thường gặp nhất trong các công tính công suất tiêu thụ điện.
Tính công suất theo năng lượng sử dụng và thời gian
Đối với các thiết bị cũ đã không còn tem hay nhãn mác, bạn sẽ không thể tìm được công suất trên sản phẩm, vì vậy tính công suất tiêu thụ theo công thức này sẽ giúp bạn xác định được sản phẩm này có tiêu tốn nhiều năng lượng hay không để cân đối cho phù hợp. Công thức như sau:
Công suất: P = A/t
Ý nghĩa của các đại lượng này bao gồm:
A – Năng lượng tiêu thụ
Năng lượng tiêu thụ ở đây chính là năng lượng điện đã tiêu hao trong quá trình vận hành các thiết bị hoặc mạch điện trong suốt thời gian sử dụng. Năng lượng điện trong vật ký được ký hiệu là A và được đo bằng 2 đơn vị đó chính là J và Wh.
t – Thời gian sử dụng
Trong công thứ này, t chính là thời gian sử dụng thiết bị điện đó với đơn vị đo thường sử dụng nhất là giờ (h). Thời gian này được tính từ lúc thiết bị bắt đầu sử dụng đến lúc mạch điện được ngắt. Trong trường hợp thời gian bạn sử dụng không đến một 1 giờ, bạn sẽ lấy số phút sử dụng chia cho 60 để quy đổi thành giờ.
Tính công suất theo hiệu điện thế và cường độ dòng điện
Một cách khác khi muốn tính công suất tiêu thụ điện đó chính là dựa trên cường độ dòng điện và hiệu điện thế đi qua mạch hoặc thiết bị đó. Công thức được thể hiện như sau:
Công suất: P = U.I
Ý nghĩa của các đại lượng này được hiểu như sau
I – Cường độ dòng điện
Cương độ dòng điện là một đại lượng vật lý quen thuộc đại diện cho độ mạnh hay yếu của dòng điện khi đi qua một đoạn. Khi một dòng điện đi qua vật có cường độ càng nhỏ thì dòng điện càng yếu và ngược lại. Cường độ dòng điện có đơn vị là Ambe (A).
Cường độ dòng điện định của các thiết bị điện khác nhau sẽ có độ mạnh yếu khác nhau tuỳ thuộc vào nhà sản xuất. Nếu vượt qua cường độ dòng điện cho phép thiết bị sẽ bị hỏng.
U – Hiệu điện thế của dòng điện
Theo định nghĩa vật lý, hiệu điện thế là sự chênh lệch giữa 2 cực âm – dương của một dòng điện. Nó đại diện cho khả năng tạo ra năng lượng của dòng điện khi di chuyển từ điểm này đến điểm kia. Hiệu điện thế có đơn vị là Volt (V).
Tại Việt Nam, hiệu điện thế sử dụng trong mạch gia đình là 220V. Tại một số nơi trên thế giới, con số này là 110V hoặc 120V.