Hướng dẫn tự vệ sinh bướm ga ô tô đúng cách

5/5 - (1 bình chọn)

Theo các nhà chuyên môn, bướm ga bị bẩn sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến động cơ xe hơi. Do đó, mọi người cần vệ sinh bướm ga ô tô thường xuyên. Cùng tham khảo một số chia sẻ về cách làm sạch họng ga ô tô sau.

Thông tin về bướm ga ô tô

Bướm ga ô tô là cánh van điều tiết lưu lượng không khí vào để hòa trộn với nhiên liệu ở dạng hơi sương tạo thành hỗn hợp hòa khí (với tỉ lệ thích hợp cho từng trạng thái làm việc) nạp vào buồng đốt.

Không khí để đi vào động cơ, không khí phải trải qua chi tiết họng ga hay bướm ga. Khi người sử dụng đạp ga, bộ phận này mở ra và để gió đi vào ống góp hút. Thông thường bướm ga được bố trí ở đầu vào của ống góp hút, nối với lọc gió.

huong dan tu ve sinh buom ga o to dung cach 2
Hình minh họa

Sau một thời gian dài sử dụng, bướm ga sẽ bị đóng cặn khiến hiệu suất động cơ giảm xuống.

Khi kiểm tra bướm ga, mọi người có thể dễ dàng phát hiện muội đen bám bên trong và xung quanh họng hút.

Trong trường hợp, nếu không nhanh chóng vệ sinh thì động cơ rất dễ bị hư hỏng. Bởi bụi bẩn bám chặt vào bướm ga sẽ làm mất vị trí đầu chuẩn của bộ phận này, khiến động cơ không còn hoạt động chính xác, khó nổ máy hoặc oà ga.

Bụi bẩn bám càng nhiều thì độ mở của bướm ga càng dễ bị sai lệch dẫn đến phun xăng không hợp lý. Bên cạnh đó còn có trường hợp cực kỳ nguy hiểm khác, đặc biệt khi đang lưu thông trên đường, là tắt máy đột ngột.

Do đó để máy luôn vận hành tốt, các tài xế nên nhanh chóng vệ sinh bướm ga khi phát hiện chi tiết này bị bẩn.

Khi nào cần vệ sinh bướm ga?

Theo khuyến cáo, nên làm sạch bướm ga sau mỗi 160.000 km. Tuy nhiên nếu xe vận hành ở điều kiện khắc nghiệt, giao thông không tốt, chúng ta nên vệ sinh bướm ga sau mỗi quãng đường 50.000 km. Điều này sẽ giúp động cơ vận hành tốt và bền bỉ, không bị tiêu hao nhiều nhiên liệu cũng như giảm phát thải.

Vệ sinh bướm ga như thế nào?

Để vệ sinh bướm ga cần chuẩn bị một số dụng cụ

  • Chất làm sạch bướm ga
  • Dụng cụ sửa chữa ô tô
  • Khăn lau rửa xe chuyên dụng
  • Vít đầu phẳng và vít đầu 4 cạnh
  • Bộ lọc gió thay thế

Các bước vệ sinh bướm ga

huong dan tu ve sinh buom ga o to dung cach 3
Hình minh họa

Bước 1: Tháo cáp ắc quy, sau đó thực hiện tháo cáp ắc quy trước khi tháo các bộ phận khác.

Bước 2: Tháo nắp bộ lọc khí, cảm biến lưu lượng không khí và ống nạp

Bước 3: Tháo ống hút khí ra khỏi thân bướm ga: nới lỏng ống nạp không khí sau đó lấy các ống dẫn không khí ra khỏi thân bướm ga. Thường kết nối này được giữ cố định bởi một kẹp ống, do đó tháo kẹp ống cho đến khi ống nạp khí rời khỏi thân bướm ga.

Bước 4: Tháo bỏ toàn bộ ống hút không khí vào ra khỏi xe. Tiếp đó tháo toàn bộ ống hút không khí ra khỏi khoang động cơ và đặt nó sang một bên để sau khi làm sạch bướm ga lắp đặt nó vào vị trí cũ.

huong dan tu ve sinh buom ga o to dung cach
Hình minh họa

Bước 5: Bộ lọc không khí bẩn cũng ảnh hưởng đến bướm ga. Vì thế nên thay một bộ lọc gió mới trước khi làm sạch bướm ga sẽ giúp động cơ hoạt động một cách hiệu quả hơn. Kiểm tra sổ tay dịch vụ xe ô tô của xe để lựa chọn bộ lọc gió phù hợp.

Bước 6: Phun chất làm sạch bướm ga xung quanh thân bướm ga, để cho chất làm sạch ngấm trong một hoặc hai phút bên ngoài. Sau đó xịt chất làm sạch lên khăn và làm sạch bên trong thân bướm. Bắt đầu lau phần vỏ bên trong và bên ngoài quạt ga tỉ mỉ và cẩn thận đủ mạnh để loại bỏ lượng carbon tích tụ.

Bước 7: Kiểm tra và làm sạch van điều tiết: Tháo van điều tiết và làm sạch vỏ bên trong giống như cách làm sạch thân bướm ga và sau đó lắp lại vị trí ban đầu.

huong dan tu ve sinh buom ga o to dung cach 1
Hình minh họa

Bước 8:  Sau khi van điều tiết và thân bướm ga đã được làm sạch, hãy lắp đặt lại mọi thứ và kiểm tra hoạt động của bướm ga. Lưu ý nên gắn ống hút khí vào bướm ga và thắt chặt, lắp vỏ bảo vệ bộ lọc khí và kết nối với dây cáp pin đồng thời gắn bộ cảm biến lưu lượng không khí chắc chắn.

Một số thông tin chia sẻ về cách vệ sinh bướm ga ô tô, hi vọng những thông tin hữu ích cho các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *