Đầu tư, mở cửa tiệm rửa xe ô tô là một việc quan trọng, chi phí bỏ ra không nhỏ nên các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ lưỡng, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kinh nghiệm “xương máu” khi mở cửa hàng rửa xe ô tô, cùng tham khảo nhé.
Lưu ý khi mở cửa hàng rửa xe ô tô
Tìm mặt bằng cho cửa tiệm

Bạn nên chọn cửa hàng nằm ở vị trí có giao thông thuận tiện, nhiều xe cộ qua lại, gần đường lớn hoặc cạnh những khu vực đông dân cư. Tuyệt đối không chọn vị trí ít xe cộ qua lại, không gần khu dân cư để mở tiệm.
Ngoài ra bạn cần tìm hiểu xem mật độ quán rửa xe ở khu vực đó như thế nào, nhiều hay ít quán, quy mô lớn hay nhỏ?
Điều kiện kinh tế của dân cư xung quanh khá giả hay trung bình? Nhu cầu rửa xe ở tiệm của người dân có thường xuyên hay không hay họ tự rửa xe tại nhà…
Để mở cửa hàng rửa ô tô chuyên nghiệp bạn cần quan tâm đến diện tích của cửa tiệm vì ô tô chiếm rất nhiều không gian sử dụng.
Diện tích tối thiểu để mở tiệm rửa xe hơi là từ 40m2 trở lên. Tuy nhiên, tình hình tài chính của bạn không dư giả, bạn chỉ nên thuê mặt bằng vừa phải để tránh lãng phí.
Một số vấn đề khác bạn cũng có cần quan tâm như: Hệ thống thoát nước rửa xe, khu vực ngồi chờ của khách, nhà vệ sinh…
Nguồn nước là yếu tố quan trọng trong hoạt động rửa xe, nếu bạn sử dụng nước giếng hoặc nước máy thì cần kiểm tra độ pH của nước để tránh tình trạng làm hư hỏng, ăn mòn sơn của xe khi rửa.
>>>>> Tham khảo kinh nghiệm mở tiệm rửa xe hơi tối ưu chi phí chỉ từ 90 triệu

Lựa chọn mô hình tiệm rửa xe hay thuê nhân viên?
Việc thuê nhân viên hay không cần phụ thuộc vào lượng khách hàng của cửa tiệm. Khi cửa hàng rửa xe mới đi vào hoạt động, lượng khách hàng chưa nhiều thì bạn không cần thuê nhân viên mà có thể tự làm các công việc để tiết kiệm chi phí.
Sau một thời gian hoạt động, cửa hàng có nhiều khách hàng hơn thì việc thuê nhân viên lúc này là rất cần thiết. Khi đó nhà đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng cẩn thận tiền lương cho nhân viên để đảm bảo hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Thủ tục pháp lý đầy đủ cho cửa hàng rửa xe ô tô
Bạn cần tìm hiểu ngành nghề mình đang kinh doanh có cần đăng ký không để kịp thời đăng ký. Nếu cần, bạn hãy đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi có tiệm rửa xe để được hướng dẫn và thực hiện thủ tục.
Việc đăng ký kinh doanh sẽ giúp công việc của bạn được thuận lợi, yên tâm hơn khi đã được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Gợi ý bộ thiết bị khi mở cửa hàng rửa xe ô tô
Các loại thiết bị rửa xe ô tô bị bạn cần chuẩn bị khi mở tiệm rửa xe ô tô như:
- Máy rửa xe cao áp: hãy sử dụng máy có công suất trên 2200W, áp lực nước từ 100-180 bar trở lên. Bạn có thể tham khảo sản phẩm của Kokoro – thương hiệu đang được ưa chuộng số 1 tại Việt Nam.
- Máy hút bụi công nghiệp: Sản phẩm này có công năng làm sạch bụi bẩn, nước đọng trên xe cũng như làm sạch nội thất xe hơi một cách nhanh chóng, làm khô những nơi bị đọng nước khi rửa xe, tránh gây hư hại cho xe. Bạn nên mua bình có dung tích từ 30 lít trở lên, có thể tham khảo sản phẩm của Kokoro.
- Cầu nâng rửa xe 1 trụ: cầu nâng 1 trụ Ấn Độ Shark hoặc cầu nâng Việt Nam là các sản phẩm bạn nên sử dụng.
- Máy nén khí: cần chọn máy có bình chứa trên 150 lít, công suất máy trên 4HP để đảm bảo hiệu năng làm việc. Loại máy nén khí nổi tiếng bạn nên sử dụng là máy nén khí Gezmany.
- Bình phun bọt tuyết: nên chọn bình từ 30 lít trở lên.
Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm một số dụng cụ khác như: Súng xịt khô, khăn lau, nước rửa xe chuyên nghiệp, xô đựng dung dịch hóa chất,…
Khi chọn mua các trang thiết bị trên, mọi người cần chọn mua của những đơn vị uy tín, có tên tuổi trên thị trường để đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, Tahico đang là đơn vị chuyên phân phối thiết bị rửa xe được tin tưởng và ưa chuộng trên thị trường, mọi người có thể tham khảo.

Kinh phí để mở dịch vụ rửa xe ô tô
Để đầu tư vào một cửa tiệm rửa xe, bạn cần chuẩn bị một số chi phí:
- Chi phí cho mặt bằng: mua hoặc thuê mặt bằng, số tiền cần chi hàng tháng/hàng năm khoảng hàng chục/trăm triệu đồng.
- Chi phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc định kì, đột xuất.
- Chi phí thuê, đào tạo nhân viên với những cửa tiệm quy mô lớn.
- Các khoản chi tiêu bắt buộc hàng tháng: điện, nước, xăng, dầu,…
- Tiền thuế nộp cho Nhà nước.
Trên đây là những thông tin các nhà đầu tư cần biết khi muốn mở cửa hàng rửa xe ô tô, hi vọng sẽ hữu ích cho mọi người.
